Nguyên Nhân



Hiện nay, có rất nhiều thành phố năng động và phát triển đến mức được mệnh danh là “những thành phố không ngủ”. Đó là vì thành phố ấy sầm uất, nhộn nhịp ngay cả khi đã vào đêm. Nhưng còn một sự thật khác, đó là sự ô nhiễm ánh sáng ở những nơi ấy đã khiến người dân thành phố… thực sự mất ngủ. 
 Như chúng ta biết, dựa vào đặc trưng của các nguồn gây ra và đối tượng chịu tác động, ô nhiễm ánh sáng được phân chia thành các loại sau: ánh sáng xâm nhập, lạm dụng ánh sáng, ánh sáng chói lòa, ánh sáng lộn xộn và ánh sáng chiếm dụng bầu trời.
Ánh sáng xâm nhập xảy ra khi ánh sáng phản chiếu vào những khu vực không cần thiết hoặc không mong muốn. Chẳng hạn như đèn đường chiếu vào cửa sổ của các căn hộ sống ven đường.
Ánh sáng chói lòa là hậu quả gây ra bởi hiện tượng đối lập giữa vùng sáng và vùng Lạm dụng ánh sáng là việc sử dụng quá mức ánh sáng, gây lãng phí. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do không tắt ánh sáng khi không cần thiết hoặc thiết kế chiếu sáng không phù hợp làm cho việc sử dụng ánh sáng lớn hơn mức cần thiết hoặc ánh sáng không tập trung vào khu vực cần thiết. 
Ánh sáng lộn xộn do nhiều nguồn sáng được sử dụng quá mức cùng lúc. Đồng thời chúng được bố trí tạo ra các luồng chiếu sáng đan xen lẫn nhau. Điển hình là trên các đường phố có quá nhiều đèn quảng cáo
Ánh sáng chiếm dụng bầu trời thường xảy ra ở các khu vực đông dân cư, nhất là ở các khu đô thị hiện đại. Toàn bộ ánh sáng từ các nguồn khác nhau đều phản chiếu lên bầu trời đêm, gây ra hiện tượng sáng bừng cả khu vực khi quan sát từ xa

            Nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm ánh sáng chính là kính gương. Kính gương được sử dụng phổ biến bởi sự mỹ quan, cách nhiệt tốt, trọng lượng nhẹ. Các kiến trúc cao tầng một thời dùng loại kính này để tăng tính thẩm mỹ cho các tòa nhà. Tuy nhiên, hậu quả rõ nhất do kính gương mang lại là sự phản xạ ánh sáng, gây nguy hiểm cho người lái xe.